Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Finance công bố 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017
"Đối với doanh nghiệp nhà nước, nếu thực hiện các thương vụ M&A mà không tính đến các khoản chi phí cho thương hiệu thì đây thực sự là sự thất thoát cho Nhà nước...".

 


Ông Lại Tiến Mạnh, đại diện tại Việt Nam của hãng định giá thương hiệu Brand Finance đã nhận định như trên tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2017 với chủ đề "Định giá tài sản thương hiệu trong bối cảnh hội nhập quốc tế", do Bộ Công Thương tổ chức vào sáng 4.12 ở Hà Nội.



Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã tăng mạnh từ năm 2013 khi Brand Finance định giá khoảng 133 tỉ USD lên 203 tỉ USD trong năm 2017. Trong bảng xếp hạng này, thương hiệu quốc gia của Việt Nam được xếp thứ 45, tăng 5 bậc so với năm 2016, nằm trong nhóm thương hiệu mạnh (A+). Theo đó, Việt Nam đứng thứ 5 trong 10 quốc gia có giá trị thương hiệu tăng trưởng cao nhất.


 

Chưa hiểu sâu về giá trị thương hiệu


Ông Lại Tiến Mạnh cho biết hiện khái niệm định giá thương hiệu tại Việt Nam vẫn còn tương đối mới, các công ty chưa biết nhiều dù trên thế giới rất phổ biến, nhất là trong các hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập). Theo ông Mạnh, các nhà đầu tư đánh giá rất cao về giá trị và sức mạnh của thương hiệu một công ty và họ sẵn sàng bỏ ra khoản chi phí rất lớn để trả cho một thương hiệu. Tuy nhiên thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội về giá trị thương hiệu trong các cuộc M&A.


Đặc biệt với DNNN, ông Mạnh cho rằng khi thực hiện các thương vụ M&A mà không tính đến các khoản chi phí cho thương hiệu thì thực sự là sự thất thoát cho Nhà nước. Và nếu đánh giá theo quy chuẩn quốc tế về thương hiệu thì nhiều DNNN có thể thu về nhiều tiền hơn từ các nhà đầu tư trong các cuộc M&A. 


Một ví dụ điển hình là thương hiệu Vietnam Airlines. Hãng hàng không này năm ngoái đã bán 8,771% cổ phần cho nhà đầu tư Nhật Bản với giá trị 2.431 tỉ đồng (tương đương 109 triệu USD). Tuy nhiên, theo tính toán của Brand Finance, thương hiệu Vietnam Airlines có thể thu thêm của nhà đầu tư Nhật Bản khoảng 10 triệu USD nữa thì mới xứng đáng với giá trị của doanh nghiệp này tại thời điểm đó.


Thông qua thương vụ bán cổ phần của hãng hàng không này, đại diện Brand Finance tại Việt Nam chỉ ra có 2 lý do khiến thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam chưa được định giá chính xác. Thứ nhất là quy định pháp lý của Việt Nam chưa được chặt chẽ, chưa rõ ràng nên các công ty còn "lúng túng" trong việc định giá giá trị doanh nghiệp. Thứ hai là năng lực, khả năng định giá của các công ty trong nước chưa được cao. Thậm chí các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức sâu sắc về giá trị thương hiệu của mình.


Cụ thể, trong top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017 được Brand Finance công bố ngày 4.12 thì có tới 11 thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện trong top 50. Đồng nghĩa với việc 11 doanh nghiệp khác đã được loại ra khỏi danh sách. Bài học ở đây là một khi doanh nghiệp đã được định giá cao thì phải biết gìn giữ, nuôi dưỡng và phát triển thương hiệu.


Giá trị thương hiệu chính là tài sản vô hình của một doanh nghiệp, tạo ra giá trị đáng kể. Tuy nhiên nhiều chủ doanh nghiệp dường như vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của tài sản vô hình này, khi mà các kế toán không đo lường được và sự chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách cho thấy nhà đầu tư chưa tính đến nó.


Hiện nay, 48% giá trị thị trường toàn cầu thuộc về tài sản vô hình, mô hình quản lý đã có sự dịch chuyển lớn về tỷ lệ và tầm quan trọng của tài sản vô hình. Theo Báo cáo Theo dõi Tài sản Tài chính Vô hình Toàn cầu, giá trị doanh nghiệp của các công ty trong báo cáo này đạt 89 tỉ USD; trong đó 46,8 tỉ USD thuộc về tài sản hữu hình, 11,8 tỉ USD là giá trị tài sản vô hình đã công bố (bao gồm cả lợi thế thương mại) và 30,1 tỉ USD là giá trị "không công bố".



"Thực tế là hầu hết giá trị tài sản vô hình không được công bố trên bảng cân đối càng cho thấy nhà đầu tư cũng như ban điều hành công ty chưa hiểu hết giá trị tài sản vô hình của công ty", ông Mạnh cho hay.


Sai lầm khi định giá thương hiệu là "0 đồng"


Với câu chuyện cổ phần hóa DNNN, ông Mạnh lấy ví dụ về Hãng phim Việt Nam được định giá 0 đồng và cho rằng: "Việc định giá giá trị một thương hiệu với mức 0 đồng là một sai lầm. Bởi vì bất kỳ một thương hiệu nào cũng đều có giá trị riêng, dù ít dù nhiều. Nhất định không thể có giá là 0 đồng".


Từ đó cũng cho thấy quy định pháp lý của Việt nam trong việc cổ phần hóa DNNN còn chưa chặt chẽ. Nếu quy định rõ ràng trong cổ phần hóa của 2 nhóm tài sản khác nhau là hữu hình và vô hình thì bản thân doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ nhận thức sâu sắc hơn. 


Báo cáo của Brand Finance còn cho thấy, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2017 được ghi nhận đạt 11,27 tỉ USD với các thương hiệu đứng đầu như Viettel, VNPT... Đây là bảng xếp hạng duy nhất có phương pháp định giá thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO (ISO 10668 về tiêu chuẩn định giá), giá trị thương hiệu do Brand Finance công bố được phép sử dụng với cơ quan thuế, kiểm toán và sử dụng trong các cuộc M&A.


Theo ông Samir Dixit, Giám đốc Điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương, năm 2017 ghi dấu tiến bộ của các doanh nghiệp Việt Nam về giá trị thương hiệu nói riêng và giá trị kinh nghiệm tư vấn toàn cầu, chắc chắn sẽ tham gia vào quá trình đi lên của các thương hiệu Việt Nam. 


"Năm 2018 tiếp tục là một năm khó đoán. Mỗi ngày đều có thêm thách thức. Đây sẽ là tiêu chuẩn mới cho mọi người và thương hiệu cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng đó. Chúng ta đang thấy nhiều hành vi khó có thể tiên đoán được từ các thương hiệu và khách hàng. Sự trung thành đã được nhường chỗ cho giảm giá, khuyến mại.


Giá trị thương hiệu phải nhường chỗ cho doanh số "ngắn hạn", "đạt kết quả nhanh chóng" và "bán và bán nhiều hơn nữa"... Vì vậy, điều duy nhất không đổi thay là thương hiệu và đó là lý do tại sao thương hiệu là tài sản kinh doanh quan trọng nhất. Các cổ đông đầu tư cho sự gia tăng giá trị vô hình của giá cổ phiếu, chủ yếu là do các thương hiệu. Tuy nhiên, các nhà quản lý doanh nghiệp hiếm khi nhìn vào thương hiệu theo cách tập trung không phân biệt với bán hàng, hiệu quả của bảng cân đối và cắt giảm chi phí", ông Dixit nhận định.


Brand Finance hiện có văn phòng ở 20 quốc gia, tính toán giá trị thương hiệu trong bảng xếp hạng theo phương pháp giảm thuế bao gồm: xây dựng chỉ số sức mạnh thương hiệu, dự toán doanh thu có khả năng xảy ra trong tương lai được quy cho một thương hiệu và xem xét mức thuế suất sẽ bị tính cho việc sử dụng thương hiệu đó.



Top 50 thương hiệu Việt Nam năm 2017 do Brand Finance xây dựng



 



 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)
    Lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ở Matxcơva (23-03-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (21-03-2024)
    Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào (20-03-2024)
    Thủ tướng gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (19-03-2024)
    Việt Nam đang đứng trước cơ hội tăng trưởng lớn với những bước tiến dài cho nền kinh tế (18-03-2024)
    Việt Nam sẽ có khu lấn biển làm đảo nhân tạo hơn 11.000 ha (15-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Thư kêu gọi chính quyền Bắc Kinh ngừng cưỡng chế người nhập cư (28-11-2017)
    Tuyến metro số 1 thiếu vốn, TP.HCM lại ‘cầu cứu’ Thủ tướng (26-11-2017)
    Dự luật An ninh mạng liệu có khiến Việt Nam bị trả đũa  (24-11-2017)
    TQ phản đối Tổng thống Ấn Độ thăm bang Arunachal Pradesh (21-11-2017)
    Nguyễn Xuân Phúc đến Philippines dự ASEAN-31 (13-11-2017)
    Trump: Việt Nam là một trong những điều kỳ diệu trên thế giới (12-11-2017)
    Tuyên bố chung của Trần Đại Quang và Tổng thống Nga Putin (11-11-2017)
    Mật vụ Mỹ bảo vệ Tổng thống ở sân bay Đà Nẵng (10-11-2017)
    Tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam - Chile (09-11-2017)
    Bài phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội nghị APEC (08-11-2017)
    Mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo được giới thiệu cho đại biểu APEC (08-11-2017)
    Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam tại APEC 2017 (07-11-2017)
    Khai mạc Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng (06-11-2017)
    Việt Nam sẽ tỏa sáng trên sân khấu APEC (31-10-2017)
    Đà Nẵng đốc thúc hoàn thành hầm chui quan trọng phục vụ APEC (28-10-2017)
    Nguyễn Phú Trọng gửi điện mừng ông Tập Cận Bình (26-10-2017)
    Xây dựng TP thông minh là nhiệm vụ quan trọng của TP.HCM (25-10-2017)
    Phía sau lá đơn xin từ nhiệm của Tổng thanh tra Chính phủ? (21-10-2017)
    DN hoàn thành phương án phân luồng giao thông cho APEC (20-10-2017)
    Ông Trương Quang Nghĩa kiêm chức Bí thư Đảng ủy quân sự TP.Đà Nẵng (19-10-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152860664.